Nhận định, soi kèo Borneo Samarinda vs PSM Makassar, 15h30 ngày 18/4: 3 điểm nhọc nhằn


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Frankfurt vs Tottenham, 02h00 ngày 18/4: Tạm biệt Spurs! -
Khách Đức từ Hà Nội kẹt ở sân bay Ấn Độ gần 2 tháng vì CovidTheo Hindustan Times, Ziebat lên một chuyến bay khởi hành từ Hà Nội và đến sân bay quốc tế Indira Gandhi vào 18/3, song đúng thời điểm đó Ấn Độ hủy mọi chuyến bay đi và trở về từ Thổ Nhĩ Kỳ do đại dịch Covid-19. Bốn ngày sau, Ấn Độ tiếp tục dừng mọi chuyến bay quốc tế. Tới 25/3, Ấn Độ áp đặt phong tỏa toàn quốc và lệnh này dự kiến kéo dài tới 17/5.
Cùng thời điểm đó, có nhiều hành khách khác mắc kẹt tại sân bay Indira Gandhi. Tuy nhiên, với Ziebat, mọi việc phức tạp hơn nhiều vì người này có tiền sử phạm tội tại quê nhà, hai nhân viên an ninh tại sân bay cho hay. Cũng vì có tiền sử phạm tội, Ấn Độ không cấp visa cho khách này.
"Sau một tuần Ziebat lang thang trong khu nối chuyến, cùng với 4 hành khách khác - khởi hành từ Sri Lanka và Maldives, Philippines, giới chức sân bay Ấn Độ đã liên lạc với đại sứ quán của các hành khách trên.
Trong khi các khách khác được đại sứ quán giúp đỡ thì giới chức đại sứ quán Đức thông báo với cục nhập cảnh Ấn Độ rằng Ziebat là tội phạm bị truy nã tại Đức. Và rằng, do người này đang ở nước ngoài nên họ không bắt giữ anh ta".
Vì không được Ấn Độ cấp thị thực nhập cảnh nên Ziebat không thể rời khu nối chuyến tại sân bay. Do đó, vị khách này đã kẹt ở khu nối chuyến suốt gần 2 tháng qua.
Theo nhân viên sân bay, Ziebat thường đọc tạp chí, báo và trò chuyện với bạn bè, người thân qua điện thoại, mua đồ ăn tại các cửa hàng bán đồ ăn nhanh vẫn còn hoạt động, giao tiếp với các nhân viên an ninh. Người này sử dụng phòng tắm và toilet trong sân bay. Ziebat được giới chức sân bay cung cấp các món đồ cơ bản, đồ ăn và thuốc đánh răng.
Một phát ngôn viên của công ty trách nhiệm hữu hạn sân bay quốc tế New Delhi đã xác nhận Ziebat đang sống tại khu nối chuyến sân bay.
Hiện chưa rõ bao giờ các chuyến bay quốc tế khởi hành từ Ấn Độ mới hoạt động lại. Cách đây một tuần, có một chuyến bay từ Ấn Độ tới Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, song giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, chuyến bay chỉ dành cho công dân nước này.
Hoài Linh
"> -
Bé 2 tuổi ở Hà Nội bị nát bàn chân, vỡ xương do cửa tự độngBố của nạn nhân cho biết, gia đình lắp cổng trượt tự động để có thể ở trong nhà điều khiển từ xa. Khoảng 19h30 tối trước khi nhập viện, gia đình đang ăn cơm thì có người quen dẫn con qua nhà chơi. Lúc này chị gái 9 tuổi của bé bấm nút mở cửa. Thiết kế của loại cổng này là tự động trượt đi trượt lại, khiến bé rất tò mò và thích thú bám và đu theo cổng.
“Mọi lần khi đóng mở cửa, tôi có mặt ở đó nhắc con không được trèo lên cổng, lần này gia đình không để ý. Khi thấy cháu khóc mọi người chạy ra đến nơi đã thấy chân con bị kẹt vào cổng. Ngay sau tai nạn của con, gia đình tôi đã tháo ngay cổng để tránh xảy ra trường hợp tương tự về sau”, người bố cho biết.
BS Nguyễn Vũ Hoàng – Khoa Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi, cho biết, sau thăm khám và hội chẩn chuyên môn, các bác sĩ xác định bàn chân phải của trẻ bị dập nát, vỡ 2 cổ xương bàn II- III, đứt gân duỗi ngón I-II-III, khuyết hổng da lộ gân mu chân. Bệnh nhi được xử trí bằng cắt lọc vết thương hoại tử, bỏ mô dập nát, nối lại và phục hồi gân, mạch máu…để giữ lại bàn chân cả về chức năng và thẩm mỹ cho trẻ.
BS Hoàng cho hay: “Sau phẫu thuật, hiện trẻ đã ổn định tuy nhiên do bàn chân bị dập nát phần gân cơ nên sau này bệnh nhi phải tập vật lý trị liệu để phục hồi dần”.
Theo BS Hoàng cổng trượt điều khiển tự động ngày càng được nhiều người biết đến và lắp đặt. Thế nhưng những cánh cửa này có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ với bản tính tò mò, hiếu động.
“Đối với trường hợp của bệnh nhi trên, nguyên nhân khiến trẻ bị tai nạn là do cổng trượt tự động của gia đình lắp sai cảm biến hồng ngoại ra phía ngoài, không lắp vào bên trong để cảm nhận người hay xe tới gần để dừng đóng mở”, BS Hoàng cho hay.
Bác sĩ cho rằng, để phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, đặc biệt là trong dịp nghỉ hè, các bậc cha, mẹ cần quan tâm đến con em mình, chú trọng đến các chương trình an toàn cho trẻ tại gia đình và cộng đồng.
- Nếu gia đình sử dụng cửa, cổng tự động, để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý tới chất lượng cửa tự động gia đình sử dụng, nên chọn các thương hiệu cửa cuốn uy tín, chất lượng cao. Thêm vào đó, người lớn nên lắp thêm thiết bị tự động thông minh, biết dừng và báo động khi gặp vật cản.
- Để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra đối với trẻ, nên lắp cảm biến hồng ngoại nhận diện vào bên trong cổng, không lắp bên ngoài, để khi trẻ từ trong nhà tới gần đèn hồng ngoại nhận diện phát hiện và dừng cổng chạy trên ray kịp thời.
- Trong khi sử dụng cửa, cổng tự động, cha mẹ cần tuyệt đối trông chừng trẻ nhỏ.
- Cha mẹ nên chú ý quan sát kỹ các vật cản khi điều khiển cửa, tuyệt đối không rời mắt khi đang điều khiển cửa, cổng tự động.
- Bên cạnh đó, gia đình phải luôn có người chăm sóc bên cạnh trẻ nhỏ khi trẻ ăn, ngủ, chơi. Phải thường xuyên giáo dục trẻ không được leo trèo khi không có người lớn bên cạnh, không cho trẻ đứng trên ghế, vật dụng không vững.
- Không để trẻ dưới 10 tuổi trông trẻ dưới 3 tuổi và đồ đạc trong nhà phải xếp gọn gàng, chắc chắn…
“Khi có sự quan tâm, nhắc nhở đúng mực của cha mẹ sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt, góp phần phòng tránh được những tại nạn đáng tiếc có thể xảy ra”, BS Nguyễn Vũ Hoàng khuyến cáo.
Ngọc Trang
Vào công trình xây dựng chơi, bé 7 tuổi bị máy trộn bê tông nghiền nát cánh tay
Trẻ nhập viện với cánh tay trái dập nát, nhiều đất cát bám dính, đứt động mạch, sốc mất máu."> -
Tăng cường bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạngẢnh minh họa: CM
Theo đó, các vi phạm bản quyền xảy ra phức tạp, khó kiểm soát gây thiệt hại đến các nhà xuất bản, thiệt hại cho chủ sở hữu quyền tác giả và gián tiếp ảnh hưởng thiệt hại đến ngành xuất bản, làm giảm năng lượng sáng tạo mới, và kết quả là việc tiếp cận với các tác phẩm giá trị của công chúng bị giảm sút.
Hiện nay, đối tượng của xâm phạm bản quyền sách trên không gian mạng chủ yếu là các xuất bản phẩm điện tử: sách điện tử (e-book), sách nói (audio-book), sách tương tác, sách 3D,... Các đối tượng tự ý chuyển đổi sách in thành bản điện tử mà chưa được sự cho phép, chưa trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả đối với sách, có thể đã đăng tải lên môi trường mạng hay cố tình sử dụng, tải về các sách điện tử, sách nói không có bản quyền.
Bên cạnh đó, tự ý đăng tải sách điện tử, sách nói lên môi trường mạng, tự ý lan truyền, chia sẻ lại các bản điện tử của sách lên các hội, nhóm, mạng xã hội, website cung cấp cho người dùng xem, tải về kèm theo thu phí.
Trên môi trường mạng, nhiều đối tượng cố tình thực hiện các thủ thuật công nghệ, bẻ khóa, phá bỏ các biện pháp công nghệ được áp dụng để bảo vệ bản sách điện tử như ngăn chặn việc sao chép, tải về, cài đặt mật khẩu để hạn chế truy cập hay cố tình xóa bỏ, thay đổi các thông tin về tác giả, chủ sở hữu, thường là các thông tin, logo xuất hiện trên bìa sách, góc trên hoặc góc dưới của mỗi trang sách.
Nhiều đối tượng còn sửa chữa, xuyên tạc nội dung sách, cắt ghép nội dung sách này vào sách kia làm thay đổi nội dung chính của sách. Xâm phạm quyền đứng tên, nêu tên trên tác phẩm, truyền đạt, chia sẻ hợp pháp các sách điện tử có bản quyền nhưng lại không ghi nguồn, không chú thích các thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với sách, cố tình không nêu hoặc nêu sai tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với sách.
Đáng chú ý, nhiều đối tượng chạy theo lợi nhuận, vì lợi ích cá nhân mà xâm hại tới quyền lợi hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và công chúng vẫn chưa ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ về quyền tác giả, quyền liên quan. Mua sách rẻ mặc dù có thể biết hoặc không biết đó là sách lậu, sách giả, sách vi phạm bản quyền. Thậm chí, một số tác giả, chủ sở hữu quyền chưa nắm vững các quy định pháp luật, chưa chủ động áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt là các chủ sở hữu quyền như nhà xuất bản, khi có tranh chấp vẫn chưa cung cấp đủ các bằng chứng liên quan về quyền của mình cho cơ quan có thẩm quyền.
Đặc biệt, xử lý hành vi xâm phạm về quyền tác giả, quyền liên quan còn hạn chế, chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa. Một số cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm còn có biểu hiện né tránh trách nhiệm.
Chính vì lẽ đó, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực xuất bản, phát hành sách. Đẩy mạnh công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó có phối hợp thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng Internet; tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào hoạt động quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Chủ thể quyền cần nhận thức nghiêm túc và hiểu rõ các quyền được bảo hộ đối với các tài sản trí tuệ. Chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa như đi đăng ký bản quyền; chuẩn bị, lưu trữ hồ sơ, chứng cứ chứng minh việc sáng tạo, chứng minh quyền sở hữu; chủ động ứng dụng công nghệ kỹ thuật như áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền gắn với tác phẩm; tạo lập, xây dựng một cộng đồng những chủ thể quyền cùng liên kết với nhau vừa bảo vệ bản quyền, chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy cùng phát triển.
Đồng thời, cần có ý thức tôn trọng, bảo vệ sự sáng tạo trong văn học nghệ thuật và khoa học qua các tác phẩm sách, thể hiện trước hết bằng việc đọc, xem, sử dụng sách có bản quyền và không sao chép, chia sẻ sách của người khác mà chưa được sự đồng ý dưới mọi hình thức.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của các chủ thể quyền, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và người dân về thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan bằng các hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn, tập trung vào các nhóm chủ thể cụ thể, đặc thù riêng như nhóm chủ thể có quyền, nhóm doanh nghiệp làm trong lĩnh vực sáng tạo, nhóm khai thác, sử dụng,…; tổ chức tập huấn đội ngũ làm công tác quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan từ trung ương đến địa phương.
">